5 đời tổng thống Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Chúng ta có thể thấy rằng, cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam là thất bại nặng nề nhất của quân đội Mỹ từng phải gánh chịu. Thực tế, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã trải qua 5 đời Tổng thống Mỹ kéo dài 222 tháng và 4 lần thay đổi chiến lược chiến tranh. Tuy nhiên vẫn không thể cứu vãn được thất bại. Hãy cùng tìm hiểu về 5 đời tổng thống mỹ trong chiến tranh Việt Nam nhé.

Tổng thống Mỹ David Dwight Eisenhower (1953-1961)

Dwight Eisenhower là một vị Thống tướng Lục quân Hoa Kỳ và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34 từ năm 1953 đến 1961. Đây là tổng thống có chiến lược chiến tranh đơn phương. Đồng thời đã dựng lên chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm và lấy đó làm công cụ chống lại miền Nam Việt Nam. Từ đó biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự. Sau đó, Mỹ liên tiếp mở hàng loạt chiến dịch tố cộng nhằm mục đích tàn sát những người kháng chiến và yêu nước ở miền Nam Việt Nam.

5 đời tổng thống mỹ trong chiến tranh việt nam
Tổng thống Mỹ David Dwight Eisenhower

Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, người Pháp đã yêu cầu Dwight Eisenhower giúp đỡ tại Đông Dương thuộc Pháp để chống lại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bên cạnh đó, vào năm 1953, Eisenhower phái Trung tướng John W. Iron Mike O’Daniel đến Việt Nam để vừa nghiên cứu tình hình vừa đánh giá các lực lượng Pháp ở đó. Tuy nhiên, Tham mưu trưởng Matthew Ridgway đã làm nản lòng Tổng thống bằng việc đệ trình lên ông một bản ước tính chi tiết về một lực lượng quân sự khổng lồ cần khai triển cho cuộc chiến.

Tuy nhiên, sau đó vào năm 1954, Dwight Eisenhower đã viện trợ kinh tế và quân sự cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa mới được thành lập. Trong những năm sau đó, con số các cố vấn quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam gia tăng. Lý do là miền Bắc Việt Nam tăng viện cho các cuộc nổi dậy ở miền Nam và vì lo sợ rằng miên Nam Việt Nam sẽ bị sụp đổ.

Tổng thống Mỹ John Fitzgerald Kennedy (1961- 1965)

Đến Tổng thống John Fitzgerald Kennedy với chiến lược Chiến tranh đặc biệt, đã xây dựng quân đội ngụy Sài Gòn mạnh với vũ khí, trang bị và cố vấn Mỹ tiến hành “Bình định” đồng thời lập “ấp chiến lược”. Mục đích nhằm tiêu diệt các lực lượng vũ trang và chính trị của cách mạng miền Nam. Đồng thời thực hiện bình định Việt Nam trong 18 tháng.

5 đời tổng thống mỹ trong chiến tranh việt nam
Tổng thống Mỹ John Fitzgerald Kennedy

Bên cạnh đó, John Fitzgerald Kennedy là tổng thống thứ 35 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Trong nhiệm kỳ tổng thống của Kennedy có các sự kiện chính phải kể đến như: vụ khủng hoảng hỏa tiễn Cu Ba, xây dựng Bức tường Berlin, cuộc chạy đua thám hiểm không gian. Bên cạnh đó, giai đoạn đầu của chiến tranh Việt Nam và Phong trào Dân quyền.

Không chỉ vậy, khi Kennedy trở thành tổng thống, ông kế thừa di sản Việt Nam từ Eisenhower. Đặc biệt, Kennedy nhìn nhận Việt Nam giống như những thuật ngữ Chiến tranh lạnh khác. Những thứ thực sự lôi cuốn ông chính là cơ hội tốt để thử nghiệm học thuyết chống chiến tranh du kích và chiến lược quân sự đáp trả linh hoạt. Chính vì thế, quân đội đang huấn luyện những lực lượng đặc biệt, được gọi là Mũ nồi xanh. Lực lượng này tham gia vào những cuộc chiến phi chính quy theo nhóm nhỏ. Ngoài ra, Kennedy và những cố vấn của ông muốn thử nghiệm lực lượng Mũ nồi xanh trong những khu rừng rậm Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Lyndon B.Johnson (1963- 1969)

Tổng thống Lyndon B.Johnson được chú ý với chiến lược chiến tranh cục bộ. Mục tiêu của chiến lược này chính là trực tiếp đưa quân chiến đấu từ Mỹ sang, thực hiện chiến lược “tìm và diệt”. Sau đó là chiến lược hai gọng kìm tiêu diệt chủ lực đối phương và bình định miền Nam. Đồng thời đẩy mạnh chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn với chiến dịch “Sấm rền” cùng với kế hoạch chiến lược được chia làm 3 giai đoạn nhằm mục đích giành thắng lợi trong vòng 25 đến 30 tháng.

5 đời tổng thống mỹ trong chiến tranh việt nam
Tổng thống Mỹ Lyndon B.Johnson

Bên cạnh đó, trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, tổng thống Johnson tăng cường tập trung vào cố gắng của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Ông ta tin rằng chính sách kiềm chế đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một sự cố gắng đáng kể đối với mục tiêu chặn đứng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Đặc biệt, ông ta đã gai nưng nỗ lực chiến tranh liên tục từ 1964 đến 1968.

Tổng thống Mỹ Richard Nixon (1969- 1974)

Richard Nixon là tổng thống thứ 37 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ tổng thống của ông bắt đầu từ 1969 và kết thúc khi ông từ chức vào năm 1974. Điều này khiến song là tổng thống duy nhất từ chức trong lịch sử Hoa Kỳ.

5 đời tổng thống mỹ trong chiến tranh việt nam
Tổng thống Mỹ Richard Nixon

Tổng thống Richard Nixon với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Mục tiêu chính à rút quân nhưng để lại cố vấn chỉ huy cung cấp vũ khí, trang bị, lương thực cùng tiền của cho ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn. Ngoài ra, còn mở chiến dịch Lam Sơn 719 nhằm ngăn chặn chi viện của hậu phương miền Bắc trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn. Hơn nửa, còn tiến hành đánh phá miền Bắc trên quy mô lớn bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác. Đồng thời còn rải mìn phong tỏa các cảng, cửa song Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Gerald Ford (1974- 1977)

Gerald Ford là tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ và là Phó tổng thống thứ 40 (1973-1974). Trong thời gian làm tổng thống, Ford đã ký Hiệp ước Helsinki làm cho chiến tranh lạnh bớt căng thẳng hơn. Nổi bật là so với các bậc tiền nhiệm, các chính sách của Ford có xu hướng ít can thiệp trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam hơn.

5 đời tổng thống mỹ trong chiến tranh việt nam
Tổng thống Mỹ Gerald Ford

Ngoài ra, với nhiều quan sát lúc bấy giờ, tuyên bố kết thúc chiến tranh Việt Nam của Tổng thống Ford cho thấy Washington không còn dính líu đến một cuộc chiến đã quá kéo dài, gây nhiều tốn kém và từng có lúc tạo sự chia rẽ ngay trong chính nội bộ nước Mỹ. Một số ý kiến khác lại cho rằng, đó là lời thú nhận thất bại cay đắng của lãnh đạo nhà Trắng về sự can thiệp của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Kết luận

Nhìn chung với 5 đời tổng thống mỹ trong chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ Eisenhower, Kennedy hay Johnson, Nixon và Ford, người Mỹ gọi đây là The War of the Presidents. Điều này ý nói đây là cuộc chiến riêng tư của các vị tổng thống, không can dự gì vào nước Mỹ và dân Mỹ. Chính vì thế, làn sóng chống chiến tranh của dân Mỹ dâng cao với các cuộc xuống đường của hàng triệu người. Có thể thấy rằng, đối với dân chúng Hoa Kỳ, lòng kiên nhẫn và sự chịu đựng, hy sinh có giới hạn.